VACOOMEZ'S 20

VACOOMEZ'S 20

VACOOMEZ'S 20

Esomeprazol 20mg. Loét dạ dày – tá tràng lành tính. Hội chứng Zollinger-Ellison. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi). Phòng và điều trị loét dạ dày- tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • 0
  • Liên hệ
  • 1853
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Thành phần

Esomeprazol 20mg (dưới dạng Esomeprazol magnesium dihydrat dạng vi hạt bao tan trong ruột 8,5%).
Tá dược v.đ 01 viên nang cứng. 
(Sugar pellet, Sodium carbonat, Light magnesium oxide, Hydroxypropyl methylcellulose E5, Disodium hydrophosphat, Sodium lauryl sulfat, Crospovidon, Mannitol, Talc, Eudragit L-30D, Sodium hydroxyd, Diethyl phthalate, Tween 80, Titanium dioxyd, PEG 6000)

Chỉ định

Loét dạ dày – tá tràng lành tính.

Hội chứng Zollinger-Ellison.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).

Phòng và điều trị loét dạ dày- tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Chai 100 viên

DẠNG BÀO CHẾ

Viên nang cứng
 

LIỀU DÙNG

Uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ và nuốt cả viên thuốc

Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng: 1 viên/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm thực quản:  1-2 viên/lần/ngày trong 4-8 tuần, và thêm 4-8 tuần nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi. Liều duy trì: 1 viên/ngày có thể dùng kéo dài tới 6 tháng

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có triệu chứng nhưng không bị viêm thực quản: 1 viên/ngày trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu các triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn.

Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid: 1 viên/ngày trong 4 – 8 tuần.

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: tùy theo cá thể và mức độ tặng tiết acid của dịch dạ dày, liều cao hơn các trường hợp khác, uống 1 lần hoặc chia 2 lần/ngày.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

DƯỢC LỰC HỌC

Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol trong điều trị loét dạ dày - tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Esomeprazol gắn với H+/K+- ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, ức chế đặc hiệu hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy Esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Esomeprazol hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng lên theo liều dùng và khi nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20mg và 89% khi dùng liều 40mg. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu esomeprazol. Khoảng 97% esomeprazol gắn vào protein huyết tương.

Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19, hệ enzym cytochrom P450, thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon.

Nửa đời thải trừ trong huyết tương 1-1,5 giờ. Khoảng 80% liều uống được thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được thải trừ qua phân.

 

THẬN TRỌNG

Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.

Phải thận trọng khi dùng esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày.

Thận trọng khi dùng thuốc ở người bị bệnh gan, người lái xe và vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối sắt, digoxin.

Dùng đồng thời esomeprazol, clarithromycin và amoxicilin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14- hydroxyclarithromycin trong máu.

Esomeprazol tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan. Dùng đồng thời 30mg esomeprazol và diazepam làm giảm 45% độ thanh thải của diazepam.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Thường gặp: đau đầu, tiêu chảy, ban da, ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, đau khớp và đau cơ, mày đay, khô miệng.

Một số phản ứng nhạy cảm ánh sáng, nổi bóng nước, ban đỏ, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da. Các phản ứng dị ứng như cảm sốt, co thắt phế quản, phù mạch và sốc phản vệ.

Ít gặp: tác dụng ức chế thần kinh trung ương như mất ngủ, lơ mơ, lú lẫn, lo âu, trầm cảm, ảo giác, tăng enzym gan, vàng da, hoại tử gan, dị cảm, rối loạn thị giác.

Hiếm gặp: nhìn mờ, viêm miệng, rụng tóc, đổ mồ hôi, rối loạn vị giác, chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, chứng vú to ở nam giới, bệnh liệt dương, viên thận kẽ…

Gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do tác dụng làm giảm acid dạ dày.

Thông báo cho Bác sỉ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.

 

Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Do chưa có đầy đủ các dữ liệu nghiên cứu trên lâm sàng nên không dùng esomeprazol cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ nên sử dụng thận trọng ở người lái xe hoặc vận hành máy móc.

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU VÀ XỬ LÝ

Chưa có báo cáo về quá liều esomeprazol ở người. Nếu bị quá liều, chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ do không có thuốc giải độc đặc hiệu cho esomeprazol. Thẩm tách máu không có tác dụng tăng thải trừ thuốc vì thuốc gắn nhiều vào protein.

HẠN SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

Điều kiện bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS

Để xa tầm tay trẻ em

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến Bác sĩ

Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất

Công ty Cổ phần Dược VACOPHARM
59 Nguyễn Huệ, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại: (072) 3826111 - 3829311
Địa chỉ nhà máy: km 1954, Quốc lộ 1A, Phường Tân Khánh, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An.

Sản phẩm tương tự
Zalo